Lịch sử phát triển

TYM do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thành lập năm 1992 nhằm góp phần thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ. Từ những bước xây dựng nền móng ban đầu, TYM nhận được sự hỗ trợ tận tình của Tiến sĩ Jaime Aristotle B. Alip (thời điểm đó là Cố vấn cho Tổ chức Lương Thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc). Ông là người đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập Quỹ Tình Thương sử dụng mô hình Ngân hàng Grameen, Băng – la – đét.

Theo thời gian, TYM mở rộng phạm vi và quy mô với sự trợ giúp về tài chính và kỹ thuật của một số tổ chức quốc tế gồm: Quỹ Châu Á (Asia Foundation), Các tổ chức tương hỗ CARD (CARD MRI), Tổ chức Cordaid, Quỹ Ford (Ford Foundation), Tổ chức tín thác Grameen (Grameen Trust), Quỹ hợp tác quốc tế các Ngân hàng Tiết kiệm Đức (DSIK), Oxfam, Quỹ Rabobank (Rabobank Foundation) và Quỹ Whole Planet (Whole Planet Foundation).

Năm 1998, TYM trở thành một đơn vị độc lập, tương đương các ban của TW Hội LHPN Việt Nam.Năm 2006, TYM trở thànhchuyển đổi thành đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động vì mục đích xã hội phi lợi nhuận. Đến 2010, TYM trở thành tổ chức TCVM được cấp phép đầu tiên tại Việt Nam.

Năm 2006, TYM trở thành đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động vì mục đích xã hội phi lợi nhuận. Đến 2010, TYM trở thành tổ chức TCVM được cấp phép đầu tiên tại Việt Nam.

Cùng tìm hiểu từng giai đoạn hình thành và phát triển của TYM tại đây:

GIAI ĐOẠN 1 (1992 -1997): Xây dựng nền móng vững chắc

1989Ban chấp hành trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” với nội dung giúp nhau sản xuất kinh doanh từng bước phát triển và là nguồn gốc các chương trình tín dụng của Hội ngày nay.

1992: Hội LHPN Việt nam thành lập Dự án Quỹ Tình thương thuộc ban Gia đình – Đời sống theo công văn số 563 của Chính phủ ra ngày 20/2/1992 và bà Đỗ Thị Tân là giám đốc của dự án. Dự án Quỹ Tình Thương ra đời với tên giao dịch quốc tế là “Tau Yeu May” hay còn gọi là TYM.  Khi mới thành lập TYM hoạt động tại huyện Sóc Sơn – Hà Nội.

Dự án khởi động với khoản ngân sách 18.000 USD từ nguồn tài trợ của Quỹ Ủy thác cộng đồng Châu Á (ACT). Ngay từ những ngày đầu, đích thân các đồng chí lãnh đạo TYM cùng các chuyên gia trực tiếp xuống địa bàn  huyện Sóc Sơn vẽ bản đồ nghèo khổ và lựa chọn xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất để triển khai hoạt động. Tiếp đến những chị em nghèo nhất được lựa chọn, họ được đào tạo về chính sách, sản phẩm của TYM, chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm, cụm trong vòng 2 tuần và phải trải qua kỳ kiểm tra chất lượng trước khi được tiếp cận vốn. Từ những chị em vốn chỉ quen với ruộng vườn và lối sinh hoạt truyền thống, họ đã chứng tỏ nghị lực phi thường khi đều đặn tham gia lớp học của TYM. Nhờ sự kiên trì ấy, những thành viên hiểu rõ lợi ích, trách nhiệm của mình khi tham gia chương trình và chấp hành tốt các hoạt động của TYM.

1995Sau khi thí điểm thành công, Hội LHPN Việt nam quyết định mở rộng mô hình ra các địa bàn mới. Tổ chức Oxfam của  Mỹ bắt đầu hỗ trợ với cho TYM với quy mô lớn.

1997: TYM đã thu hút được gần 7.000 khách hàng nghèo nhất của 5 huyện thuộc 5 tỉnh Sóc Sơn-Hà Nội, Mê Linh – Vĩnh Phúc, Kim Động – Hưng Yên, Ý Yên – Nam Định, Hưng Nguyên – Nghệ An.

GIAI ĐOẠN 2 (1998-2005): Khẳng định mô hình hoạt động

1998: TYM trở thành một đơn vị độc lập trực thuộc Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LPHN Việt Nam sau khi tách khỏi ban Gia đình – Đời sống. Sự chuyển đổi này đã minh chứng cho tính bền vững của chương trình và sự vượt khó của thành viên, cán bộ TYM. Từ đây, Quỹ Tình thương đã hoạt động với bộ máy tổ chức riêng, có con dấu, tài khoản riêng và có các cán bộ chuyên trách ở Văn phòng trung ương.

Nhờ những đóng góp tích cực của tổ chức, giai đoạn này, TYM đã vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về “Những thành tích xuất sắc của TYM trong công tác xóa đói giảm nghèo” (1999) và Huân chương lao động hạng Ba (2002).

GIAI ĐOẠN 3 (2006-2009): Tiến tới tự chủ về tài chính

2005TYM và Hội LHPN Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Quỹ Hợp tác Quốc tế các Ngân hàng Tiết kiệm Đức và Trung tâm Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (CARD) Phi-lip-pin

2006TYM trở thành đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động vì mục đích xã hội phi lợi nhuận. Cùng với đó đây cũng là năm đánh dấu TYM là tổ chức tài chính vi mô đầu tiên tại Việt Nam vay vốn từ nước ngoài để phục vụ hoạt động cho vay của tổ chức.

2007:  TYM được Chính phủ trao tặng Huân chương lao động hạng Nhì và được Đoàn chủ tịch TW Hội tặng Giải thưởng phụ nữ Việt Nam. Ngoài ra, trong dịp Giải thưởng Doanh nhân vi mô Citi được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam, TYM đã được vinh danh là một trong những Tổ chức tài chính vi mô xuất sắc nhất.

GIAI ĐOẠN 4 (2010-nay): Hội nhập, phát triển và được công nhận chính thức

2010TYM là tổ chức đầu tiên tại Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động tài chính vi mô với tên gọi Tổ chức tài chính Quy mô nhỏ trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tình Thương (TYM).

2013: Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng, Tổ chức tài chính Quy mô nhỏ trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Tình Thương đổi tên thành Tổ chức tài chính vi mô TNHH Một Thành viên Tình Thương (TYM).