CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030

24/04/2019

Toàn cảnh hội nghị Triển khai Hội nghị triển khai Chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030 (Ảnh internet)

Ngày 07/01/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 34/QĐ-NHNN về việc ban hành chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực hiện chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030. Sáng ngày 11/4/2019, NHNN tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030. Hội nghị do Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh chủ trì.

Một trong những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chiến lược là “Phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng đủ năng lực canh tranh trên thị trường nội địa, từng bước nâng cao năng lực canh tranh quốc tế”. Đối với các tổ chức tài chính vi mô, nhiệm vụ cụ thể như sau:

“Giai đoạn 2018 – 2020: Xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô an toàn, vững mạnh theo định hướng thị trường, đảm bảo sự tiếp cận dịch vụ tài chính có chất lượng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, các hộ gia đình nghèo và người có thu nhập thấp; tăng cường cơ hội phát triển kinh tế cho người dân, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững; Triển khai đồng bộ Đề án “Xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến hết năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 06/12/2011; Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô và các chương trình, dự án tài chính vi mô, đồng thời có cơ chế quản lý, giám sát phù hợp với đặc thù hoạt động tài chính vi mô; Xây dựng các chính sách đặc thù để tạo điều kiện liên kết hoạt động của các loại hình tổ chức tín dụng với hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô;
Giai đoạn 2021 – 2025: Khuyến khích, tăng số lượng các tổ chức tài chính vi mô để gia tăng khả năng tiếp cận dịch vụ khách hàng, hỗ trợ việc triển khai Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện”.

Với những định hướng rõ ràng từ chính sách vĩ mô nêu trên cùng những điều kiện thuận lợi từ khuôn khổ pháp lý, hi vọng rằng hoạt động của TYM – tổ chức tài chính vi mô hàng đầu tại Việt Nam – sẽ ngày càng hiệu quả, song hành cùng sự phát triển bền vững của đất nước và của phụ nữ Việt Nam.

Tham khảo văn bản đầy đủ tại đây

Share

Tin tức gần đây

NGÀY TIẾT KIỆM THẾ GIỚI| 8 cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho một gia đình

Tiết kiệm tiền là một thói quen cần thiết mà mỗi cá …

Share
Đọc thêm tại đây
TYM hướng tới hỗ trợ khách hàng hội nhập quốc tế

Thời gian qua, bên cạnh việc hỗ trợ phụ nữ phát triển …

Share
Đọc thêm tại đây
Thư mời cung cấp dịch vụ kiểm toán

Kính gửi: Quý Công ty Kiểm toán TYM đang thực hiện quy …

Share
Đọc thêm tại đây
Thông báo thay đổi địa điểm TYM – Chi nhánh Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, PGD số 01

Căn cứ thông tư số 19/2019/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt …

Share
Đọc thêm tại đây