MỞ RỘNG ĐỐI TƯỢNG VAY VỐN CHÍNH SÁCH CỦA TYM

14/01/2019

Từ ngày 14/01/2019, TYM sẽ mở rộng đối tượng vay vốn chính sách. Cụ thể, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ bị nhiễm HIV hoặc có chồng, con bị nhiễm HIV cũng được tiếp cận sản phẩm này.

Thực hiện đúng sứ mệnh “Cải thiện chất lượng cuộc sống của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp, đặc biệt ưu tiên phụ nữ nghèo, yếu thế ….”, từ nhiều năm qua TYM đã triển khai sản phẩm vốn chính sách với thủ tục đơn giản, lãi suất ưu đãi cho các hộ gia đình nghèo theo quy định của Chính phủ. Sản phẩm này luôn được người dân và chính quyền địa phương hưởng ứng. Để sản phẩm hỗ trợ được nhiều phụ nữ yếu thế hơn nữa, từ ngày 14/01/2019, TYM sẽ mở rộng đối tượng vay vốn chính sách. Cụ thể, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ bị nhiễm HIV hoặc có chồng, con bị nhiễm HIV cũng được tiếp cận sản phẩm này. TYM hi vọng sự thay đổi này sẽ giúp phụ nữ yếu thế mạnh dạn vay vốn, lao động sản xuất và từng bước khởi nghiệp. Đây cũng là hành động của TYM nhằm góp phần thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng “Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Để biết thêm thông tin về sản phẩm, xin vui lòng tham khảo tại đây

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để ai bị bỏ lại phía sau trong ASEAN

ASEAN không thể trở thành cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường, sáng tạo, phát triển bền vững nếu như phụ nữ và trẻ em gái không được đảm bảo các cơ hội công bằng và bị bỏ lại phía sau.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã lưu ý như vậy khi phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Bộ trưởng phụ nữ ASEAN, diễn ra chiều 25/10, tại Hà Nội.
Mở đầu phiên khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt câu hỏi: “Tôi tự hỏi liệu ASEAN chúng ta có thể thực hiện thành công tầm nhìn ASEAN 2025 nếu như phụ nữ và trẻ em gái không được đảm bảo các cơ hội công bằng và bị bỏ lại phía sau? Tôi tin rằng quý vị và tôi đều có cùng câu trả lời, đó là chúng ta không thể trở thành cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường, sáng tạo, phát triển bền vững nếu thiếu sự tham gia quan trọng của phụ nữ và trẻ em gái”, Thủ tướng Chính phủ nói.
Để làm được điều này, Thủ tướng Chính phủ cho rằng mỗi người phụ nữ, mỗi trẻ em gái đều phải có quyền bình đẳng trong gia đình và xã hội, được học hành, phát triển, bảo vệ và được thực hiện những quyền năng chính đáng của mình.
Trong ASEAN, kể từ năm 1967 đến nay, phụ nữ ASEAN đã có những cống hiến rất tích cực vào tăng trưởng và thịnh vượng của các nước thành viên. Các cơ hội giáo dục được mở rộng, tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội tại nhiều quốc gia ASEAN đã đạt mức trên 20%. Số lượng phụ nữ làm chủ doanh nghiệp đã tăng đáng kể gần đây…
Tại Việt Nam, Chính phủ đã chủ động triển khai, lồng ghép các sáng kiến, ưu tiên khu vực vào các chương trình, đề án ở cấp quốc gia nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và tăng cường an sinh xã hội cho phụ nữ và trẻ em gái. Hàng năm, Chính phủ dành khoảng 2,6% tổng GDP cho các chính sách, chương trình về trợ giúp xã hội, trong đó có phụ nữ và trẻ em gái.
Phụ nữ Việt Nam chiếm hơn 50% dân số, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của lao động nữ Việt Nam đạt 70,7% năm 2017. Tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp tăng, có tới 98% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, Thủ tướng cho rằng có thực tế là dù phụ nữ chiếm 45% lực lượng lao động ở khu vực Đông Nam Á nhưng mức thu nhập của phụ nữ trong khu vực nói chung vẫn thấp hơn nam giới làm cùng một công việc, chênh lệch trung bình lên tới 25% ở một số quốc gia.
“Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn do thảm họa, thiên tai và chính con người gây ra, trong đó phụ nữ và trẻ em gái vẫn luôn là đối tượng chịu tác động nặng nề, thiệt thòi hơn. Hướng tới Cộng đồng ASEAN luôn là một nơi đáng sống và một khu vực an toàn, bình đẳng cho tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, tôi tin rằng Hội nghị Bộ trưởng phụ nữ ASEAN lần thứ 3 sẽ thảo luận và đưa ra các khuyến nghị mạnh mẽ để trình lên lãnh đạo cấp cao ASEAN”, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.
Từ những điều này, tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh ba nội dung hợp tác, đó là đào tạo và tăng cường các kỹ năng mới cho phụ nữ, hình thành mạng lưới học tập suốt đời tại ASEAN, phù hợp với sự biến đổi liên tục của nghề nghiệp trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Đồng thời, đảm bảo việc làm bền vững cho tất cả mọi người, chấm dứt mọi rào cản đối với phụ nữ trong việc tiếp cận các nguồn lực, việc làm. Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ cũng cho rằng cần tăng cường an sinh xã hội cho phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt thông qua việc hoàn thiện thể chế, luật pháp, chính sách bảo hiểm xã hội; mở rộng độ bao phủ tới mọi đối tượng, bao gồm khu vực phi chính thức và người lao động di cư./.

 Nguồn: thoibaotaichinhvietnam.vn

Share

Tin tức gần đây

NGÀY TIẾT KIỆM THẾ GIỚI| 8 cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho một gia đình

Tiết kiệm tiền là một thói quen cần thiết mà mỗi cá …

Share
Đọc thêm tại đây
TYM hướng tới hỗ trợ khách hàng hội nhập quốc tế

Thời gian qua, bên cạnh việc hỗ trợ phụ nữ phát triển …

Share
Đọc thêm tại đây
Thư mời cung cấp dịch vụ kiểm toán

Kính gửi: Quý Công ty Kiểm toán TYM đang thực hiện quy …

Share
Đọc thêm tại đây
Thông báo thay đổi địa điểm TYM – Chi nhánh Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, PGD số 01

Căn cứ thông tư số 19/2019/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt …

Share
Đọc thêm tại đây